Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2025 ngày 05/01/2025, cầu thủ Nguyễn Xuân Son của đội tuyển Việt Nam đã gặp phải chấn thương nghiêm trọng ở vùng xương cẳng chân, gây lo lắng không chỉ cho người hâm mộ mà còn cho giới chuyên môn. Vậy gãy xương cẳng chân (ống đồng) cần bao lâu để phục hồi, và các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình này?
Xương ống đồng (xương cẳng chân), hay còn gọi là xương chày, là một trong hai xương chính ở cẳng chân, đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và duy trì sự ổn định khi di chuyển. Khi xương này bị gãy, thường do va chạm mạnh như trong các trận đấu thể thao, nó có thể gây đau đớn dữ dội và làm mất chức năng vận động.
Thời gian phục hồi gãy xương ống đồng trung bình dao động từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào:
1. Mức độ gãy xương
- Gãy kín, không di lệch: Phục hồi nhanh hơn, khoảng 3-4 tháng.
- Gãy hở hoặc có di lệch: Thời gian kéo dài hơn, có thể tới 4- 6 tháng hoặc hơn.
2. Phương pháp điều trị
- Nẹp bó bột Thường áp dụng cho gãy kín, không di lệch, thời gian lành khoảng 3-4 tháng.
- Phẫu thuật kết hợp xương dưới màn hình tăng sáng (C-arm): Bệnh nhân được nắn chỉnh ổ gãy và cố định ổ gãy bằng phương tiện kết hợp xương chuyên dụng ( có thể là đinh nội tủy hoặc nẹp vít; đinh vẫn phổ biến hơn). Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể vận động ngay sau mổ và chỉ sau 6- 8 tuần để đi lại hoan toan bình thường, có thể chịu toàn bộ trọng lực cơ thể sau khi lành xương. Kỹ thuật này hạn chế xâm lấn tối thiểu với nhiều ưu điểm vượt trội:
+ Ít đau đớn sau mổ: Giảm tổn thương mô mềm xung quanh so với phẫu thuật mở.
+ Thời gian hồi phục nhanh: Bệnh nhân có thể bắt đầu vận động sớm, rút ngắn thời gian phục hồi, cứng khớp
+ Hạn chế sẹo: Đường rạch nhỏ, mang lại tính thẩm mỹ cao.
+ An toàn và hiệu quả: Phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao, giảm nguy cơ biến chứng.
2.3 Chế độ phục hồi chức năng
Tập vật lý trị liệu giúp khôi phục sức mạnh cơ và khả năng vận động, đóng vai trò quan trọng trong rút ngắn thời gian phục hồi.
2.4 Tình trạng sức khỏe tổng quát
Tuổi tác, dinh dưỡng và khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể cũng ảnh hưởng đến quá trình lành xương.
3. Những lưu ý để phục hồi hiệu quả
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để đảm bảo xương lành đúng cách.
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, và protein để hỗ trợ tái tạo xương.
- Tâm lý tích cực: Giữ tinh thần lạc quan sẽ giúp quá trình hồi phục thuận lợi hơn.
Chấn thương của Nguyễn Xuân Son nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe xương khớp, đặc biệt với các vận động viên chuyên nghiệp. Với phương pháp điều trị hiện đại và tinh thần quyết tâm, hy vọng anh sẽ sớm trở lại sân cỏ để tiếp tục tỏa sáng!
Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh viện Sante không chỉ tiên phong trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp mà còn áp dụng phương pháp phẫu thuật đường mổ nhỏ, đóng đinh kín, thực hiện kỹ thuật C-arm với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị tiên tiến. Sante cam kết mang lại kết quả điều trị tối ưu, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại với nhịp sống thường.
Liên hệ ngay để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Sante:
Địa chỉ: 11A Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: (028) 2200 8686
Fanpage: www.facebook.com/benhviensante
Website: www.benhviensante.com