Sa dạ dày - Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nội khoa thường gặp
15/10/2023

Sa dạ dày là bệnh mạn tính gây ra các triệu chứng như đầy bụng, đau vùng thượng vị ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, sa dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Sa dạ dày - nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh Sa Dạ Dày Là Gì?

Sa dạ dày là tình trạng di lệch vị trí các tạng nói chung, của dạ dày nói riêng, bệnh khá hiếm gặp. Đối với bệnh lý này, phần đỉnh của dạ dày vẫn ở vị trí bình thường, nhưng phần đáy lại bị nằm thấp hơn so với thông thường. 

Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh lý sa dạ dày có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, béo do ít vận động, phụ nữ sau nhiều lần sinh đẻ,… Một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh lý sa dạ dày là:

  • Viêm loét dạ dày, hành tá tràng gây hẹp môn vị
  • Chế độ ăn uống không điều độ: Ăn quá no, vận động quá mạnh sau khi ăn hoặc có tiền sử đau dạ dày sẽ làm dạ dày trương lực, suy giảm chức năng của dạ dày, gây sa dạ dày.
  • Cơ thể suy nhược, gầy yếu: Lúc này, các gân cơ ở bụng thường lỏng lẻo, có thể thiếu mỡ ở vách bụng, áp suất bụng giảm xuống gây sa dạ dày
  • Việc giảm cân quá nhanh cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn: Những người giảm cân quá nhanh, đặc biệt là phụ nữ sau sinh nhiều lần hoặc người có bụng dài và hẹp, đều có nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sa dạ dày. 

Sa dạ dày - nguyên nhân và cách điều trị 1

Triệu Chứng Của Bệnh Lý

Triệu chứng của bệnh lý sa dạ dày thường rất khó nhận biết và có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác như xuất huyết hoặc ung thư. Những triệu chứng thường gặp của bệnh lý sa dạ dày là:

  • Khó chịu sau khi ăn, bị đầy bụng, có cảm giác dạ dày sa xuống, bị căng hoặc cảm giác như có gì đè ép vào dạ dày
  • Trong dạ dày thường có tiếng động của nước nhưng khi nằm ngửa sẽ không nghe thấy tiếng nước
  • Hay ợ hơi, trong miệng có mùi hôi
  • Chán ăn,thiếu dinh dưỡng, sụt cân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sắc mặt xám xịt, miệng đắng, lưỡi khô, tinh thần không phấn khởi, dễ bị mệt mỏi và sợ lạnh
  • Nhức đầu, mất ngủ, stress.

Sa dạ dày - nguyên nhân và cách điều trị 2

 Biện Pháp Phòng Ngừa & Điều Trị

Để phòng ngừa và điều trị bệnh lý sa dạ dày, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn uống điều độ, tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn. Hạn chế ăn thức ăn lạnh, đồ chua, cay, thức ăn nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu. Nên nhai kỹ khi ăn để dạ dày co bóp và tiêu hóa dễ dàng hơn. Chế độ vận động, luyện tập hợp lý.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Có thể dùng các loại thuốc giảm acid, chống co thắt cơ trơn, kích thích hoạt động của dạ dày hoặc kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp nếu có nhiễm.
  • Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Trong trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để cố định lại vị trí của dạ dày hoặc cắt bỏ phần bị tổn thương.

Bệnh lý sa dạ dày là một chứng bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chú ý phòng ngừa và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả xấu.

Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Sante là địa chỉ tin cậy trong chẩn đoán và điều trị bệnh sa dạ dày . Bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm khi đến thăm khám và điều trị bệnh tại Chuyên khoa Nội của Bệnh viện Sante. Khoa được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc tân tiến giúp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu giúp điều trị bệnh hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.