TỔNG QUAN THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Thoái hóa khớp gối (THKG) là bệnh lý thoái hóa phổ biến nhất trong các bệnh lý xương khớp.
Bệnh THKG “nỗi ám ảnh không chỉ của người già”
Đây là tình trạng khớp bị “viêm” và "hao mòn" xảy ra thường xuyên nhất ở những người từ 50 tuổi trở lên, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi. Đặc biệt là những trường hợp bị tai nạn, chấn thương gối, hay có cấu trúc xương khớp bẩm sinh khác thường như chân vòng kiềng, bàn chân bẹt thì càng dễ mắc bệnh. Trong bệnh lý thoái hóa khớp gối, sụn khớp gối dần dần biến mất. Khi sụn mòn đi, nó trở nên sờn và thô ráp, sự bảo vệ giữa 2 đầu xương giảm. Điều này có thể dẫn đến xương bị cọ xát và gây đau, viêm. Bệnh lý THKG tiến triển chậm và cơn đau gây ra ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian, nếu không điều trị có thể dẫn đến mất chức năng của gối.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ.
CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý.
Đau có tính chất cơ giới
Đau đối xứng, có tính chất cơ giới, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ.
Đau âm ỉ, tăng từng đợt khi mang vác nặng, sai tư thế, khi mệt mỏi, căng thẳng thay đổi thời tiết, hay tái phát
Không hoặc ít kèm các biểu hiện viêm
Có thể có phản ứng tiết dịch gây tràn dịch khớp, thường gặp ở khớp gối
Hạn chế vận động
Cứng và khó cử động khớp vào buổi sáng : Dấu phá dỉ khớp khi bắt đầu vận động sau một thời gian không vận động
Dấu lạo xạo khi vận động
Teo cơ do ít vận động
Biến dạng khớp, mất chức năng--àTÀN PHẾ.
VAI TRÒ CỦA CHỤP XQ TRONG CHẨN ĐOÁN THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Xquang có 3 dấu hiệu quan trọng :
Hẹp khe khớp hoặc đĩa đệm
Đặc xương dưới sụn
Gai xương ở mâm chầy, xương bánh chè, đầu dưới xương đùi
Phân loại này áp dụng cho đánh giá tổn thương sụn khớp trên phim x-quang
+ Độ 0: không thấy tổn thương khớp
+ Độ 1: khe khớp gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ.
+ Độ 2: khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương nhỏ.
+ Độ 3: khe khớp hẹp rõ, có nhiều gai xương kích thước vừa, vài chỗ đặc xương dưới sụn, có thể có biến dạng đầu xương.
+ Độ 4: khe khớp hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, biến dạng rõ đầu xương.
ĐIỀU TRỊ.
MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRỊ: Tăng chất lượng sống cho bệnh nhân và chú trọng dự phòng.
ĐIỀU TRỊ THỰC THỤ
- Điều trị không dùng thuốc
+Chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện :
+Giảm chịu lực cho khớp, giảm cân nặng
+Tập cơ tứ đầu, tập vận động vừa sức, đều đặn, đi bộ đường bằng phẳng
+Thay đổi các thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp (ngồi xổm, xách nặng…)
+Tránh các động tác làm tăng chịu lực cho khớp và cột sống
+Giảm muối, đường, mỡ, tăng protid, calci và vitamin (rau xanh, trái cây)
+Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp kèm theo, các bệnh lý chuyển hóa
+Sử dụng các biện pháp điều trị vật lý và Phục hồi chức năng (khi cần).
+ Đường toàn thân: Para, NSAID,…
+ Tiêm nội khớp: Corticoid hay dùng là Methylprednisolone acetate Hoặc Betamethasone Dipropionate.
- Lâu dài: Bổ sung dinh dưỡng cho khớp, xương.
+ Calci, Glucosamin sulfate, Chondroitine Sulfate, Diacerin,…
+ Tiêm nội khớp Hyaluronic acid.
Tiêm nội khớp Hyaluronic acid(dịch khớp nhân tạo).
- Liệu pháp tế bào gốc.
- Điều trị phẫu thuật và chỉnh hình: nội soi, tái tạo dây chằng, cắt xương, sửa trục, thay khớp nhân tạo (khi có chỉ định)
Tiêm nội khớp gối
- Chỉ định khi thoái hóa khớp gối độ II,III có triệu chứng vừa và nặng nhưng chưa có biến chứng.
- Các chế phẩm thường dùng: Corticoid, Hyaluronic acid, tế bào gốc.
Tiêm steroid
- Chích thuốc kháng viêm nhóm steroid vào khớp là một chỉ định đặc biệt chỉ khi thật cần thiết, do BS chuyên khoa chỉ định, thực hiện và theo dõi tại những cơ sở Y tế có đủ điều kiện tuyệt đối vô trùng.
+ Methylprednisolone acetate 20-80 mg / một khớp (tùy khớp nhỏ hay lớn)
hoặc Betamethasone Dipropionate 2-4 mg / một khớp (tùy khớp nhỏ hay lớn)
- Tác dụng : Kháng viêm, chống tiết dịch tại chỗ
- Chỉ định khi có phản ứng viêm và tiết dịch nặng ở một hoặc hai khớp
- Phải chắc chắn loại trừ Viêm khớp do VK và Lao khớp trước khi chích
- Nếu có nhiều dịch, trước khi chích thuốc vào phải rút bớt dịch
- Không chích quá 3 khớp một lần, một khớp chích không quá 3 lần Không chích khi Thoái hoá khớp nặng
Tiêm Hyaluronic acid
- Chích hyaluronic vào khớp là một thủ thuật tại khớp do BS chuyên khoa chỉ định, thực hiện và theo dõi tại những cơ sở Y tế có đủ điều kiện tuyệt đối vô trùng.
- Liều dùng : 2 ml / lần x 3 – 5 lần, mỗi lần chích cách nhau một tuần
có thể nhắc lại mỗi 6 tháng
- Tác dụng : Thay thế dịch khớp, duy trì độ nhớt của dịch khớp, bảo vệ các tổ chức của khớp và cải thiện cấu trúc của sụn khớp
- Chỉ định : Điều trị Thoái hoá khớp gối vừa và nặng
- Thuốc có thể làm trì hoãn việc phải thay khớp nhân tạo nếu nhắc lại đều
đặn mỗi 6 tháng (đặc biệt trên người bệnh lớn tuổi, có nhiều bệnh phối hợp và có nhiều nguy cơ khi phẫu thuật)
Liệu pháp tế bào gốc: Tiến bộ mới trong điều trị THK gối
TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ?
Tế bào gốc là những tế bào còn non trẻ trong cơ thể, chúng có khả năng sống rất cao, có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành nhiều dòng tế bào đa dạng. Tế bào gốc trung mô: là một dòng tế bào gốc, có khả năng tự nhiên là biến đổi thành các tế bào thuộc lớp trung mô của cơ thể, như thành tế bào mỡ, xương, sụn,... Dòng tế bào này tương đối an toàn, đang được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị.
Tế bào gốc trung mô có tác dụng gì trong bệnh lý THKG?
Mục đích của việc sử dụng tế bào gốc trung mô là hỗ trợ quá trình tự chữa lành của sụn khớp gối làm cho việc tái tạo sụn nhanh và hiệu quả hơn. Tế bào gốc cải thiện qua 3 quá trình:
Tiết ra các yếu tố t ăng trưởng thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tái tạo sụn khớp nhanh và bền vững hơn.
Ức chế quá trình viêm trong khớp hạn chế thêm tình trạng hủy khớp.
Điều hòa hoạt động của các tế bào bạch cầu trong khớp.
Biệt hóa thành mô sụn khớp mới.
Tế bào gốc có rất nhiều tác dụng trong điều trị THK gối.
Ưu điểm:
- Là phương pháp được đánh giá cao, có thể trị dứt điểm chứng thoái hóa khớp gối ở người bệnh.
- Hiệu quả tương đối cao, người bệnh không cảm thấy đau nhức tái phát như những phương pháp truyền thống, các lớp sụn cũng được củng cố dày hơn, tránh được tình trạng phù xương dưới sụn, các tổn thương ở khớp gối cũng được phục hồi… và hầu như không có tác dụng phụ gì, rất an toàn.
Nhược điểm:
- Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào số lượng, chất lượng tế bào gốc được lấy từ người bệnh, độ tuổi và tiền sử bệnh lý…
- Chi phí điều trị khá cao
- Tính phổ biến chưa cao, hiện nay tại Việt nam còn khá ít bệnh viện công lập điều trị liệu pháp này.
Quy trình điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Để điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc, thường thì bác sĩ sẽ tiến hành quy trình như sau:
- Tiến hành lấy tế bào gốc và xử lý: Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tế bào gốc ngay tại mô mỡ bụng của bệnh nhân, thường là 100cc mỡ bụng và 25cc máu để đảm bảo về số lượng lớn, tế bào trưởng thành và khả năng đào thải ngoài ý muốn.
- Chiết xuất tế bào gốc: Với những máy chiết xuất hiện đại, xử lý đơn giản, các tế bào gốc được lấy ngay từ mỡ bụng khoảng 3cc và 3cc tiểu cầu từ máu, sau đó trộn đều 2 hỗn hợp với nhau để dùng tiêm vào khớp gối bị thoái hóa.
- Xử lý vùng khớp bị thoái hóa: Trước khi tiêm hỗn hợp dung dịch tế bào gốc, bệnh nhân cần trải qua giai đoạn mổ nội soi để làm sạch ổ khớp gối bị thoái hóa, lấy sạch các mảnh vụn, dịch viêm, sụn vôi hóa… Sau đó, làm rớm máu để kích thích quá trình liền sẹo. Đây cũng là bước khảo sát để biết vùng sụn cần tiêm tế bào gốc.
- Thực hiện tiêm tế bào gốc: Hỗn hợp tế bào gốc sẽ được tiêm vào vị trí mô sụn cần can thiệp. Quá trình can thiệp chữa thoái hóa khớp gối này sẽ diễn ra trong khoảng 12 – 18 tháng với tần suất khác nhau. Các mô sụn sau khi tiêm tế bào gốc cần phải theo dõi liên tục để kiểm soát quá trình điều trị..
Tế bào gốc trong điều trị THK gối.
Mất khe khớp: Sụn khớp mòn hoàn toàn Khe khớp xuất hiện trở lại: Sụn khớp được tái tạo
Chi phí điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 10 bệnh viện điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc.
Chi phí điều trị bao gồm những khoảng sau:
- Chi phí tách mỡ tự thân
- Chi phí chiết xuất và phân lân tế bào gốc từ mỡ
- Chi phí hoạt hóa thành tế bào gốc
- Chi phí lấy máu và chiết xuất huyết tương, tiểu cầu
- Chi phí mổ nội soi là sạch khớp
- Chi phí tiêm tế bào gốc.