VIÊM AMIDAN
Viêm Amidan rất phổ biến ở Việt Nam nhưng vẫn chưa được nhiều phụ huynh quan tâm đúng mực
Việt Nam với đặc điểm khí hậu nóng ẩm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển.
Nhiều người bị viêm amidan có thể tái lại nhiều lần trong năm.
AMIDAN LÀ GÌ?
Amidan là tổ chức lympho vùng họng miệng, cấu tạo đặc thù có nhiều khe, hốc nhỏ nên vô tình trở thành nơi lưu trú của các tác nhân gây bệnh.
Amidan là cơ quan vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm, gây tổn thương đến hệ hô hấp vừa sản sinh miễn dịch cho cơ thể.
Amidan thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và virus nên dễ bị suy yếu và rơi vào tình trạng sưng, viêm.
Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ và người già suy giảm càng tạo cơ hội để virus và vi khuẩn tấn công. Vì thế, đây là nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.
Viêm Amidan nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
CHỨC NĂNG CỦA AMIDAN
Amidan là hàng rào miễn dịch đặc hiệu cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, Amidan lại suy giảm khả năng hoạt động.
Khi cơ thể khỏe mạnh, Amidan hoạt động như một bộ lọc, bảo vệ cơ thể và hệ thống mũi họng khỏi những tác nhân gây hại.
Viêm amidan tái phát nhiều lần dẫn đến nguy cơ mắc các hội chứng nguy hiểm như áp xe quanh Amidan, áp xe cổ, ngừng thở khi ngủ…làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe toàn thân.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM AMIDAN
Vi khuẩn (Streptococcal…), virus (cúm, Parainfluenza, herpes simplex, Epstein-Barr…).
Sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, ô nhiễm môi trường, khói bụi độc hại; người bệnh có tiền sử mắc các bệnh viêm VA, viêm xoang, viêm răng…

ĐỐI TƯỢNG MẮC BỆNH
Gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh về đường hô hấp, các bệnh liên quan đến đường thở như viêm mũi, viêm xoang…
Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng là nhóm có nguy cơ cao vì:
• Trẻ thường bị viêm amidan do vi khuẩn, thường gặp nhất ở trẻ từ 5 – 15 tuổi.
• Trẻ trong độ tuổi đi học thường tiếp xúc gần với bạn bè trong trường lớp, rất dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm amidan.
TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN THƯỜNG GẶP
• Đau họng, khó nuốt, sốt, đau đầu.
• Ho, khàn tiếng do gây biến chứng viêm thanh quản
• Amidan bị sưng to, tấy đỏ, xuất hiện các mảng trắng, mủ ở Amidan.
• Hạch cổ sưng, đau.
• Khó thở, khò khè, ngủ ngáy do Amidan viêm mạn tính quá phát.
Đối với trẻ em, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: Bụng khó chịu. Nôn mửa. Đau bụng. Chảy nước dãi. Biếng ăn
Nếu các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày được gọi là viêm amidan cấp tính. Tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong năm được xem là viêm amidan mãn tính.
NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA VIÊM AMIDAN
• Đau họng mạn tính hay tái đi tái lại.
• Tắc nghẽn ở cổ họng trên gây khó nuốt, ngáy, ngưng thở khi ngủ.
• Hơi thở hôi, áp xe Amidan hay viêm tấy quanh Amidan.
• Viêm tai, mũi, xoang, thanh khí phế quản cấp tính.
• Viêm nội tâm mạc, thấp khớp cấp, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết.

Viêm amidan tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng
CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN HIỆU QUẢ
Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng sẽ tiến hành khám lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý và mức độ bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp.
• Đối với viêm Amidan cấp tính:
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn, uống thuốc giảm đau, hạ sốt.
Người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống nhiều chất khoáng, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng.
• Đối với viêm Amidan mạn tính:
Người bệnh sẽ được cắt Amidan, tuy nhiên việc cắt Amidan cần có sự chỉ định thích hợp